Miệng chính là điểm nhấn của khuôn mặt, miệng hài hòa cân đối sẽ giúp khuôn mặt xinh hơn. Miệng bị móm không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến tướng số.
-
Miệng móm là gì?
Miệng móm được hình thành do cấu trúc xương hàm, là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên làm cho cấu trúc khoang miệng nhô ra phía trước nhiều hơn. Khi ngậm miệng, xương hàm dưới sẽ phủ lên xương hàm trên. Nhiều trường hợp, người bị hàm móm nặng không thể khép miệng lại như mong muốn.
-
Tướng miệng móm là gì? Tướng miệng móm xấu hay đẹp?
Tướng miệng móm là miệng có môi trên hoặc cả 2 môi co rúm vào phía bên trong miệng.
Người có miệng móm xấu hay đẹp?
Người có tướng miệng móm thường không tự tin về ngoại hình, miệng móm cản trở khi tiếp xúc với đối tác hoặc trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
-
Người miệng móm có vận mệnh ra sao?
Với mặt khách quan, mặt lưỡi cày – móm không mang lại chút thẩm mỹ cho khuôn mặt. Hàm răng bị đưa quá ra phía trước, gây lệch lạc so với tổng thể cấu trúc khuôn mặt. Gây ảnh hưởng đến nụ cười, làm giảm sự tự tin trong giao tiếp và cuộc sống.
Mặt lưỡi cày khó gây thiện cảm với người đối diện. Vì vậy mà người đời đã gán cho nó cái tên ác ý như “hứng nước mưa không cần xô”. Điều này gây đau khổ cho người bị móm. Người bị mặt lưỡi cày thường mặc cảm, rụt rè, tự ti nên bị gắn mác: tướng cô độc hoặc xấu tướng. Có người còn cho rằng: đây là tướng phá, làm gì cũng thất bại.
Theo nhân tướng học, người miệng móm là người cố chấp, ngang bướng không chịu tiếp thu ý kiến của người khác, luôn coi mình là trung tâm nên không được nhiều người yêu mến.Trong nhân tướng học, đàn ông hay đàn bà miệng móm thường gặp bất hạnh trong hạnh phúc gia đình, hay phải lo lắng , mệt mỏi về đường con cái.
Tướng miệng móm khiến ngoại hình không mấy ưa nhìn, làm cản trở con đường công danh sự nghiệp cũng như các công việc trong cuộc sống thường ngày.
-
Khi bị móm cười sao cho đẹp.
Mắc phải hàm móm là điều không ai mong muốn. Nhưng nếu chẳng may gặp phải vấn đề này, bạn vẫn có cách khắc phục bằng những cách cười sau:
- Nụ cười ấm áp, tự nhiên: Nụ cười xuất phát từ trái tim sẽ thể hiện sự sâu sắc, chân thành của người đó. Chính vì thế, bạn nên cười một cách thật lòng, cơ miệng thoải mái, không cười quá lớn, nụ cười sẽ trở nên tự nhiên và khuyết điểm móm không bị lộ nhiều.
- Nếu bị móm, bạn không nên cười quá lớn, cần hạn chế để miệng quá rộng vì sẽ càng lộ khuyết điểm móm của mình. Bạn chỉ cần cười hơi hé môi cũng tạo nụ cười tươi tắn vì bình thường hàm móm đôi khi đã tạo cảm giác khóe miệng hơi cười.
- Khi chụp hình, thì khi cười chú ý để cho hàm răng trên lộ ra. Điều này sẽ thấy được sự chân thành của bạn. Nếu cười mà hàm trên không được lộ ra. sẽ khiến nụ cười bạn giả tạo hơn.
- Đặt lưỡi sau răng khi cười sẽ giúp cho cơ miệng của bạn không bị kéo quá mức, hàm móm cũng không bị lộ quá nhiều, nụ cười của bạn sẽ càng xinh xắn hơn.
- Sử dụng phương pháp ngậm đũa để nụ cười móm thêm xinh, ngậm đũa sẽ giúp bạn biết được nên cười như nào để vừa tươi tắn vừa không lộ khuyết điểm móm của mình.
-
Một số cách khắc phục hàm móm.
Trường hợp bạn quên hoặc không điều chỉnh được cảm xúc, trạng thái của mình sẽ khiến cho hàm móm bị lộ nhiều, ảnh hưởng đến sự duyên dáng và tính thẩm mỹ. Bạn nên cân nhắc việc chỉnh hàm móm để có nụ cười xinh xắn hơn trong mọi trường hợp. Tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng móm, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp khắc phục phù hợp như:
-
Niềng răng móm:
Trường hợp móm do răng, răng sắp xếp không đều đặn và cân đối. Bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ niềng răng là khay niềng hoặc mắc cài để chỉnh răng về đúng vị trí, thời gian niềng răng mất khoảng từ 15 -18 tháng là có thể hoàn thành.
-
Phẫu thuật hàm móm:
Khi bị móm do cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mức, tùy vào tình trạng móm cụ thể mà phương án phẫu thuật cũng áp dụng cho phù hợp:
- Nếu bị móm nhẹ: Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ nhổ hai răng số 4, rồi cắt qua ngách lợi, đẩy hàm móm vào phía trong và cố định lại bằng nẹp vis.
- Nếu hàm dưới đưa về phía trước quá nhiều, bác sĩ sẽ cắt cành hai bên hàm dưới để đẩy hàm vào phía trong sao cho khớp cắn chuẩn với hàm trên.
- Nếu hàm trên thụt vào phía trong, hàm dưới nhô ra phía trước quá nhiều, thì cần thực hiện phương pháp trượt ngược chiều hàm trên, tiến về phía trước và hàm dưới đẩy lùi về phía sau. Hàm dưới được cắt cành hai bên, không cần nhổ răng. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉnh sao cho hai hàm cân xứng với nhau.
Hàm móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến tướng số của bạn. Để có nụ cười tự tin và muốn thay đổi vận số của mình. Hãy chọn cho mình một phương pháp khắc phục hàm móm phù hợp nhé!
Để tìm hiểu thêm thông tin về phương pháp khắc phục hàm móm. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết Phẫu thuật cắt chỉnh sửa hàm móm, khớp cắn ngược như thế nào?
Nhận xét
Đăng nhận xét