Chuyển đến nội dung chính

6 trường Hợp Cần Phải Niềng Răng Miệng

1. Răng khấp khểnh, chen chúc

Đặc điểm nhận dạng: răng khấp khểnh hoặc chìa ra ngoài, răng bị thụt vào trong, răng mọc chen chúc nhau gây mất thẩm mỹ.

Ảnh hưởng đến sức khỏe: răng mọc lộn xộn, có nhiều kẽ hở giữa thức ăn sẽ gây khó khăn cho việc chăm sóc răng miệng.

Hậu quả: vàng răng, hoặc sâu răng. Đã có thời răng khểnh được coi là nét duyên dáng tự nhiên. Tuy nhiên, răng khểnh chỉ đẹp và duyên dáng khi bạn còn trẻ. Khi về già, hàm răng đều tăm tắp sẽ giúp bạn có khuôn mặt thanh tú, không tuổi.

2. Răng thưa, hở kẽ

Đặc điểm nhận dạng: có khe hở giữa các răng cửa.

Ảnh hưởng sức khỏe: răng yếu lung lay, lẫn lộn thức ăn, nụ cười kém tươi tắn. Ngoài ra, kẽ hở giữa các răng còn ảnh hưởng đến việc phát âm, nhất là khi bạn nói ngoại ngữ.

Khắc phục trường hợp răng thưa rất đơn giản, chi phí thấp, không tốn nhiều thời gian như các trường hợp răng khấp khểnh khác. Hầu hết các trường hợp răng bị thưa không cần phải nhổ bằng phương pháp niềng răng và có thể lành lặn hoàn toàn trong vòng 6-12 tháng.

3. Răng cắn hở, hai hàm không chạm nhau

Đặc điểm nhận dạng: hai hàm không cắn được nhau.

Ảnh hưởng sức khỏe: khó nhai, nói ngọng, phát âm kém, hôi miệng và nhiều hệ lụy tiêu cực khác.

Khớp cắn hở do thói quen xấu từ nhỏ như mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, thở bằng miệng và việc điều trị tốn nhiều công sức. Cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín nếu trẻ có những thói quen trên để được khắc phục.

4. Răng hô vẩu, mái hiên

Đặc điểm nhận dạng: hàm trên chìa ra ngoài, hàm dưới thụt vào trong gây cảm giác mũi bị gãy, trán bị lệch, mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí có răng nhô ra khỏi môi.

Ảnh hưởng đến sức khỏe: răng hô thực chất là bệnh lý về khớp cắn, răng mọc không đúng vị trí để chịu lực tốt nhất nên khi ăn nhai, răng bị mòn hơn nhiều so với khớp cắn chuẩn của răng.

Răng hô thường có xu hướng xấu đi theo thời gian. Đặc biệt khi bệnh nhân lớn tuổi hoặc gầy gò thì dấu hiệu hô sẽ càng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

5. Răng móm, mặt lưỡi cày

Đặc điểm nhận dạng: hàm trên thụt vào trong, hàm dưới chìa ra ngoài khiến khuôn mặt lưỡi cày rất mất thẩm mỹ.

Ảnh hưởng sức khỏe: khó nhai, nói ngọng, phát âm kém. Cắn ngược cũng là một bệnh lý về khớp cắn làm giảm tuổi thọ của răng (đặc biệt là nhóm răng cửa hàm trên). Bệnh nhân bị móm nếu không điều trị bằng niềng răng sẽ có nguy cơ bị tổn thương và mất nhóm răng cửa hàm trên rất sớm.

Trong các ca chỉnh nha, sau khi điều trị, bệnh nhân bị móm là người có sự thay đổi ngoạn mục nhất về thẩm mỹ khuôn mặt. Chỉ thay đổi hàm răng nhưng bạn có thể đẹp hơn rất nhiều.

6. Khớp cắn sâu, cằm ngắn

Đặc điểm nhận dạng: khi cắn hàm trên che lấp hàm dưới khiến cằm của bạn bị ngắn đi đáng kể, khuôn mặt mất cân đối, hài hòa.

Ảnh hưởng sức khỏe: Hàm cử động không nhịp nhàng do tiếp xúc mặt nhai không đúng cách. Khớp nhai, khớp thái dương hàm có thể bị ảnh hưởng, đau nhức nhiều.

Trong hầu hết các trường hợp, khắc phục khớp cắn sâu sẽ mang đến cho bạn khuôn mặt trái xoan và chiếc cằm V-line như mơ ước mà không cần đến phẫu thuật thẩm mỹ.

Kỹ thuật niềng răng đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và có lộ trình rõ ràng. Để đạt được kết quả niềng răng tốt nhất, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín. Niềng răng tại nha khoa My Auris, bạn sẽ được điều trị bởi Tiến sĩ Dũng, bác sĩ đầu ngành tại My Auris, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Liên hệ với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn chi tiết về răng miệng!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tướng miệng móm xấu hay đẹp? Làm sao để có nụ cười duyên khi miệng bị móm?

Miệng chính là điểm nhấn của khuôn mặt, miệng hài hòa cân đối sẽ giúp khuôn mặt xinh hơn. Miệng bị móm không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến tướng số. Miệng móm là gì? Miệng móm được hình thành do cấu trúc xương hàm, là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên làm cho cấu trúc khoang miệng nhô ra phía trước nhiều hơn. Khi ngậm miệng, xương hàm dưới sẽ phủ lên xương hàm trên. Nhiều trường hợp, người bị hàm móm nặng không thể khép miệng lại như mong muốn. Tướng miệng móm là gì? Tướng miệng móm xấu hay đẹp? Tướng miệng móm là miệng có môi trên hoặc cả 2 môi co rúm vào phía bên trong miệng. Người có miệng móm xấu hay đẹp? Người có tướng miệng móm thường không tự tin về ngoại hình, miệng móm cản trở khi tiếp xúc với đối tác hoặc trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Người miệng móm có vận mệnh ra sao? Với mặt khách quan, mặt lưỡi cày – móm không mang lại chút thẩm mỹ cho khuôn mặt. Hàm răng bị đưa quá

Tổng quan về các loại răng sứ. So sánh ưu nhược điểm từng loại

RĂNG SỨ LÀ GÌ? Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu răng sứ là gì? Công dụng của chúng là gì? Răng sứ là mão sứ bao phủ một phần hoặc toàn bộ thân răng để bảo vệ cùi răng hoặc tái tạo lại hình dáng, màu sắc của răng. Nói một cách đơn giản, răng sứ được coi là tấm lá chắn bảo vệ răng khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp khắc phục tình trạng răng bị tổn thương cả về hình thể lẫn chức năng ăn nhai. Đồng thời, răng sứ cũng sẽ đóng vai trò như một chiếc áo sáng cho những trường hợp răng thưa, răng bị sứt mẻ gây mất thẩm mỹ. Bọc răng sứ sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin ngay lập tức. Hầu hết các loại răng sứ đều được làm từ chất liệu an toàn, không gây kích ứng cho răng miệng cũng như cơ thể. Tuy nhiên, đặc điểm của mỗi loại là khác nhau, việc lựa chọn loại nào là tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Theo chất liệu cấu tạo nên răng sứ có 2 loại chính và phổ biến nhất là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. RĂNG SỨ KIM LOẠI Răng sứ kim loại là vật liệu cổ điển trong lĩnh vực phục hình răng

Bọc Răng Sứ 1 Chiếc Được Không? Giá Bao Nhiêu?

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa hiện đại, giúp cải thiện thẩm mỹ răng miệng và cải thiện sức khỏe ăn nhai. Vậy có trường hợp bạn chỉ muốn bọc 1 răng khiếm khuyết thôi có được không? Và chi phí là bao nhiêu? Bọc răng sứ 1 chiếc được không? Dán sứ veneer được coi là phương pháp “thay áo mới” cho hàm răng. Bằng cách sử dụng một mão răng sứ để chụp lên răng thật và che đi những khuyết điểm. Điều này giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng. Răng sứ được chế tạo dựa trên răng thật nên đảm bảo hình dáng, kích thước và màu sắc hài hòa, hầu như không bị lộ trên cung hàm. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thắc mắc không biết bọc 1 răng sứ có được không? Tính thẩm mỹ có cao không? Theo bác sĩ tại Nha khoa My Auris khẳng định: “Bạn hoàn toàn có thể bọc 1 răng sứ”. Cụ thể, đối với trường hợp răng bị sứt mẻ, sâu, xỉn màu, hư tổn thì cần phải bọc răng sứ để phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện tính thẩm mỹ cho răng. Khi thực hiện, kỹ thuật bọc răng sứ chỉ tác động (đập cùi răng) trực tiếp lên thâ