Chuyển đến nội dung chính

Có nên bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu không?

Răng sâu nếu không được chữa trị sớm sẽ lây lan và phá hủy các răng lân cận. Bọc răng sứ chính là giải pháp lý tưởng giúp giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, với răng hàm bị sâu có nên bọc răng sứ không? Có bền không? Và chi phí cho bọc chiếc răng hàm bị sâu là bao nhiêu?

Răng hàm bị sâu có bọc răng sứ được không?

Răng hàm gồm răng hàm trên và hàm dưới, tính từ răng số 4 trở vào – răng số 8, trường hợp không có răng số 8 thì tính từ răng số 4 – răng số 7. Răng hàm là nhóm răng chịu trách nhiệm đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn, và giữ khớp cắn ổn định, ngoài ra răng hàm cũng nâng đỡ giúp môi má chúng ta không bị hóp lại tạo khuôn mặt đầy đặn, cân đối.

Trong lõi răng hàm chứa hệ thống mạch máu – thần kinh tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Răng hàm rất quan trọng với cơ thể, khi mất răng để lại rất nhiều tác hại không tốt, nên đa phần mỗi bệnh nhân đến với chúng tôi đều muốn điều trị bảo tồn, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể bọc sứ được, và không phải trường hợp nào cũng cần bọc sứ, hoặc có trường hợp phải xử lý tủy trước mới bọc sứ sau, cũng có trường hợp nặng quá phải nhổ để tránh biến chứng về sau.


Vậy có phải tất cả các răng hàm sâu đều phải bọc sứ?

Trả lời: Với những chiếc răng hàm mà có lỗ sâu nhỏ (khoảng 2mm, hay bằng hạt đậu xanh), việc ăn nhai chưa có cảm giác ê buốt, những lỗ sâu này có thể ở mặt nhai hay ở mặt bên, khi đó bác sĩ sẽ đánh giá và làm sạch lỗ sâu bằng dụng cụ chuyên dụng ( NaCl, Chlorhexidine) rồi kiểm tra lại bằng X-quang.

– Khi lỗ sâu còn cách buồng tủy từ 1.5 mm trở lên bác sĩ sẽ hàn lại cho bạn bằng vật liệu sinh học, khi đó răng không cần phải bọc sứ vì việc bọc sứ lấy đi nhiều mô răng hơn, tốn chi phí hơn là việc chúng ta hàn lại mà vẫn đảm bảo sức nhai và sức bền của răng..

– Với những lỗ sâu mặt bên lớn, tức là sâu vị trí tiếp giáp giữa 2 răng hoặc sâu rìa mặt nhai phía trong hoặc phía ngoài mất hết thành hoặc thành còn lại không đủ 2mm (thân răng còn lại rất yếu) thì chỉ định tốt nhất là làm inlay cho những răng sâu một thành hoặc onlay cho những răng sâu từ 2 thành trở lên.

Inlay và Onlay là một mối hàn bằng sứ có sức chịu lực cao hơn rất nhiều mối hàn bình thường, khi inlay và onlay gắn lên răng bằng vật liệu sinh học sẽ đảm bảo độ kín khít tuyệt đối giữa răng và mối hàn sứ.

– Ngoài lựa chọn inlay, onlay thì bạn có thể làm chụp sứ. Vùng răng hàm chú trọng đến chức năng ăn nhai, nâng đỡ khớp cắn cũng như độ phồng của má là chính, nên việc lựa chọn vật liệu cũng đơn giản hơn.

Tóm lại, với lỗ sâu lớn ở mặt bên và mặt nhai thì chúng ta làm inlay, onlay hoặc chụp lại toàn bộ cái răng bằng vật liệu sứ cao cấp là tốt nhất. Bạn có thể chọn bằng tital có giá thấp hơn, quyết định sẽ phụ thuộc vào điều kiện, và yêu cầu chất lượng của mỗi người.

– Tiếp theo, cũng với những lỗ sâu như hai trường hợp ở trên nhưng sau khi làm sạch bác sĩ chụp X-quang, thấy đáy lỗ sâu cách buồng tủy nhỏ hơn hoặc bằng 1,5mm thì bác sĩ sẽ phải hàn lót khoảng 1mm vật liệu sinh học không kích thích tủy răng bên dưới sau đó bác sĩ mới tiến hành hàn vật liệu chịu lực lên trên với mối hàn nhỏ, hoặc làm chụp toàn phần hay inlay, onlay với răng có lỗ sâu lớn như ở trên. Những răng này thì bác sĩ sẽ phải dặn bệnh nhân theo dõi, nếu có cơn đau của tủy sẽ phải lấy tủy kịp thời.

Ví dụ thực tế: Bệnh nhân khi đến với nha khoa My Auris có chiếc răng sâu và có cơn đau nhiều trước. Khi khám, kiểm tra bằng X–quang phát hiện đã sâu vào tủy thì chúng ta không thể bọc luôn chiếc răng lại được mà bác sĩ phải tiến hành điều trị tủy để loại bỏ hết hệ vi khuẩn trong răng và hàn kín tỉ lệ thành công là 95% (vẫn có tỷ lệ thất bại). Sau khi hút tủy xong bác sĩ sẽ tiến hành bọc chụp sứ.

– Trường hợp cuối cùng là răng bị sâu, mất nhiều tổ chức mà đánh giá trên lâm sàng, x-quang chiếc răng đó không đảm bảo sự lưu giữ hoặc tổn thương chóp quá lớn thì bác sĩ nhổ bổ chứ không làm chụp sứ, sau nhổ bỏ sẽ phải trồng lại răng mới bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc implant.

Chi phí bọc răng hàm bị sâu là bao nhiêu?

– Hàn răng từ 200 – 300 nghìn đồng.

– Inlay và onlay bằng sứ giá trung bình từ 5 – 8 triệu đồng. Nhưng với chất lượng cao, thẩm mỹ tuyệt vời thì quả là đáng “đồng tiền bát gạo”.

– Chụp sứ, giá thành từ 1,5 triệu – 6 triệu tùy mỗi loại.

Tóm lại, răng hàm bị sâu thì không phải trường hợp nào cũng cần bọc sứ, cũng không phải khi răng hàm bị sâu đều giữ lại được, nó phụ thuộc vào thời điểm các bạn tới gặp nha sĩ, một bác sĩ tỉ mỉ cùng với sự giúp đỡ của công cụ chẩn đoán hiện đại thì luôn cho các bạn hướng điều trị tốt nhất.

Trong quá trình điều trị, nha khoa My Auris đã hàn nhiều răng bị sâu cho bệnh nhân mà không phải bọc sứ, nhưng cũng phải chữa rất nhiều ca viêm tủy sau đó bọc chụp sứ giúp bệnh nhân. Khi phải nhổ răng thì các bạn cũng đừng lo lắng hay lo ngại không làm lại được, với sự phát triển của nha khoa đương đại thì việc cắm implant thay thế răng mất đang là sự lựa chọn tối ưu. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng của mình, hãy liên hệ ngay với nha khoa My Auris theo địa chỉ dưới đây nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tướng miệng móm xấu hay đẹp? Làm sao để có nụ cười duyên khi miệng bị móm?

Miệng chính là điểm nhấn của khuôn mặt, miệng hài hòa cân đối sẽ giúp khuôn mặt xinh hơn. Miệng bị móm không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến tướng số. Miệng móm là gì? Miệng móm được hình thành do cấu trúc xương hàm, là tình trạng xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên làm cho cấu trúc khoang miệng nhô ra phía trước nhiều hơn. Khi ngậm miệng, xương hàm dưới sẽ phủ lên xương hàm trên. Nhiều trường hợp, người bị hàm móm nặng không thể khép miệng lại như mong muốn. Tướng miệng móm là gì? Tướng miệng móm xấu hay đẹp? Tướng miệng móm là miệng có môi trên hoặc cả 2 môi co rúm vào phía bên trong miệng. Người có miệng móm xấu hay đẹp? Người có tướng miệng móm thường không tự tin về ngoại hình, miệng móm cản trở khi tiếp xúc với đối tác hoặc trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Người miệng móm có vận mệnh ra sao? Với mặt khách quan, mặt lưỡi cày – móm không mang lại chút thẩm mỹ cho khuôn mặt. Hàm răng bị đưa quá

Tổng quan về các loại răng sứ. So sánh ưu nhược điểm từng loại

RĂNG SỨ LÀ GÌ? Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu răng sứ là gì? Công dụng của chúng là gì? Răng sứ là mão sứ bao phủ một phần hoặc toàn bộ thân răng để bảo vệ cùi răng hoặc tái tạo lại hình dáng, màu sắc của răng. Nói một cách đơn giản, răng sứ được coi là tấm lá chắn bảo vệ răng khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp khắc phục tình trạng răng bị tổn thương cả về hình thể lẫn chức năng ăn nhai. Đồng thời, răng sứ cũng sẽ đóng vai trò như một chiếc áo sáng cho những trường hợp răng thưa, răng bị sứt mẻ gây mất thẩm mỹ. Bọc răng sứ sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin ngay lập tức. Hầu hết các loại răng sứ đều được làm từ chất liệu an toàn, không gây kích ứng cho răng miệng cũng như cơ thể. Tuy nhiên, đặc điểm của mỗi loại là khác nhau, việc lựa chọn loại nào là tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Theo chất liệu cấu tạo nên răng sứ có 2 loại chính và phổ biến nhất là: răng sứ kim loại và răng toàn sứ. RĂNG SỨ KIM LOẠI Răng sứ kim loại là vật liệu cổ điển trong lĩnh vực phục hình răng

Bọc Răng Sứ 1 Chiếc Được Không? Giá Bao Nhiêu?

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa hiện đại, giúp cải thiện thẩm mỹ răng miệng và cải thiện sức khỏe ăn nhai. Vậy có trường hợp bạn chỉ muốn bọc 1 răng khiếm khuyết thôi có được không? Và chi phí là bao nhiêu? Bọc răng sứ 1 chiếc được không? Dán sứ veneer được coi là phương pháp “thay áo mới” cho hàm răng. Bằng cách sử dụng một mão răng sứ để chụp lên răng thật và che đi những khuyết điểm. Điều này giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng. Răng sứ được chế tạo dựa trên răng thật nên đảm bảo hình dáng, kích thước và màu sắc hài hòa, hầu như không bị lộ trên cung hàm. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thắc mắc không biết bọc 1 răng sứ có được không? Tính thẩm mỹ có cao không? Theo bác sĩ tại Nha khoa My Auris khẳng định: “Bạn hoàn toàn có thể bọc 1 răng sứ”. Cụ thể, đối với trường hợp răng bị sứt mẻ, sâu, xỉn màu, hư tổn thì cần phải bọc răng sứ để phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện tính thẩm mỹ cho răng. Khi thực hiện, kỹ thuật bọc răng sứ chỉ tác động (đập cùi răng) trực tiếp lên thâ